KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY
HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đỡ. Thân ái. dienbatn.
3. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỊA DANH QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI.
3.7 VIỄN SƠN TỰ.
3.7 VIỄN SƠN TỰ.
Viễn Sơn Tự - Ngôi chùa to nhất xứ Đoài.
Đi qua Cam Lâm theo hướng nhà máy Z175 khoảng 1 Km nhìn phía rẽ bên phải về làng Thăng Thắc, bạn sẽ gặp một quả đồi lớn nhất: Đó là chùa Viễn Sơn- Ngôi chùa to nhất xứ Đoài.
Chuyện kể về ngôi chùa Viễn Sơn- Khi bạn đứng ở Viễn Sơn tự, bạn có thể nhìn thấy cả xứ Đoài phía dưới chân mà không bị che tầm mắt do đây là quả đồi lớn nhất vùng, phía xa xa là sông hồng vắt ngang một dải mờ ảo. Phía trước mặt là làng Cam Lâm và Mông Phụ, phía sau là nhà máy Z175 thôn Thăng Thắc và Văn Minh xã Cam Thượng.
Mùa hè nắng cháy da người, khi ngự trên đỉnh đồi Viễn Sơn gió thổi từ phía sông hồng mang lại cảm giác mát mẻ ta cảm thấy thư thái và thanh tịnh như đang du ngoạn trên chốn bồng lai.
Chùa Viễn Sơn được xây dựng rất đẹp và hoành tráng và là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ rất lâu (Cho đến nay không ai biết rõ niên đại, một số nghiên cứu cho rằng nó được xây dựng cùng thời với đền Và- Thờ đức thánh Tản Viên Sơn). Bà tôi kể lại ngày xưa khu đó toàn là rừng cổ thụ và ngôi chùa khuất trong những bóng cây đại ngàn âm u.
Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây là vùng đất cách mạng và lưu giữ rất nhiều tài liệu của chính phủ lâm thời Việt Nam. Để đảm bảo bí mật, người ta đã làm một điều báng bổ đến tâm linh: Phá bỏ chùa Viễn Sơn. Người dân được lệnh và kéo nhau lên thiêu rụi ngôi chùa cổ này. Cũng chính vì điều đó mà nơi dây trở nên khô cằn và nghèo đói xác xơ? ( Khi mà cái antena cao nhất bị phá hủy - Phải chăng nguyên do từ đây ????dienbatn ).
Khi phá chùa, các pho tượng gỗ được chuyển về chùa Mía tại thôn Đông Sàng và ngay bây giờ khi bạn viếng thăm Chùa Mía vẫn thấy khoảng gần 300 pho tượng cổ bằng gỗ này (Bổ sung tư liệu về nguồn gốc các pho tượng cổ chùa Mía mà mọi người vẫn lầm tưởng).
Đầu những năm 90, có một ộng cụ từ đến từ Khâm Thiên, Hà Nội đã lên Viễn Sơn xây dựng lại ngôi chùa. Cụ đã viên tịch và cải táng tại đây. Hiện nay ngôi chùa chỉ là hai ngôi nhà ba gian được quyên góp hảo tâm từ nhân dân thập phương.
Ngôi chùa hiện hại còn giữ được một quả chuông tấn rất to và hai tấm bia hán tự. Một trong hai tấm bia đã bị người ta làm tấm chặn cống thủy nông nên đã mờ hết chữ, tấm còn lại còn nguyên vẹn các bút tích nhưng chưa thấy nhà khảo cổ nào dịch văn bia này. ( http://www.tathy.com/ ).
Sau chùa Viễn Sơn có rất nhiều tảng đá tương truyền là do voi ỉa . hai bên chủa Viễn Sơn cũng có 2 cái giếng là 2 mắt của Long nhưng nay đã bị san bằng thành ruộng.
Hướng chính của chùa Viễn sơn : 115 độ. Tọa Tuất - Hướng Thìn ( Đông Nam ).
Xin theo dõi tiếp bài 10. dienbatn.
This entry was posted on Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015 at 20:20 and is filed under NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ ÂM TRẠCH. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response.