Bạn là người rất giỏi viết lách, hay đơn giản la bạn muốn viết
viết những gì bạn muốn
những gì bạn dã đọc được ở đâu đó
bạn thấy hay
và muốn chia sẻ nó với mọi người
muốn mọi người cùng đọc và cùng cảm nhận
Bạn có muốn bài viết của mình được đăng trên trang này.. rất đơng giản nếu bạn muốn viết
Chỉ cần bạn muốn
Vậy dã muốn thì phải viết thôi
sau đây là hướng dẫn làm thế nào viết bài
Bước1: -Bạn mở link này http://blogspot.com sau dó đăng nhập bằng tài khoản
ID: doctruyencangay@gmail.com
Password: bandocviet
Bước2: click vào Bài đăng mới và bắt đầu viết thôi
1,Đặt tiêu đề cho bài viết
2,Nội dung bài viết
3,Nhãn --- Bạn hãy để nhãn là Bạn đọc viết dùm mình nhé vì như vậy bài viết sẽ co trật tự hơn ( hãy coppy mấy chữ này Bạn đọc viết và dán nó vào nhãn bài đăng nhé)
4, kết thúc bằng việc Xuất bản bai đăng
Xem bài đăng nếu bạn muốn xem lại thành quả ma mình vừa tạo
Thật dễ ràng phải không! còn chần chờ gì mà không cùng tham gia doctruyencangay.blogspot.com cùng viết, cùng thử tài, cùng chia sẻ..
ah, để mọi người được biết tới bạn, thì nên viết tên tac giả tại cuối bài viết và để lại địa chỉ yahoo,v.v..nếu muốn kết bạn với mọi người nhé
Rất hân hạnh mọi người cùng tham gia... thân!
Nghiêm cấm : Spam, Viết những bài với nội dung xấu , mình sẽ xóa ngay lập tức
Những đại kỵ khi đặt bàn thờ giúp bạn tránh tán gia bại sản
Trong văn hóa truyền thống và phong thủy bàn thờ, việc đặt bàn thờ cần phải suy xét cực kỳ cẩn thận và có một số kiêng kỵ, nhất định phải tuân tho để tránh những vận xấu không đáng có
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, thần linh, thường được đặt ở chùa chiên, đền điện, công ty và trong nhà ở. Đây là nơi linh thiêng, không được tùy tiện xâm phạm. Việc xác định kích cỡ, chất liệu và vị trí đặt bàn thờ cũng luôn cần suy xét bởi đặt sai chỗ sẽ mạo phạm thần linh, nhẹ thì mắc bệnh hoặc hao tài tốn của, nặng thì phá sản, gia đình đổ vỡ, hoặc tuyệt tử tuyệt tôn. Vì vậy, khi chọn vị trí đặt bàn thờ, có một số kiêng kỵ mà chúng ta nhất định phải tuân theo.
1. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường
Đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh cả đời của con cháu, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
2. Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện
Đặt đồ điện bên phải bàn thờ sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ,dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.
Không nên đặt đồ điện ở bên phải bàn thờ.
3. Bên trái bàn thờ không được bừa bộn
Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất là con trai và người đàn ông trong gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ phải giữ gìn sạch sẽ, quét dọn thường xuyên.
Bên phải bàn thờ phải giữ gọn gàng, sạch sẽ.
4. Phía dưới bàn thờ không được để đồ
Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Đặc biệt chú ý không được để đồ điện và bể các vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài sản hao hụt.
Đại kỵ để đồ điện và bể cá bên dưới bàn thờ.
5. Bàn thờ không được gần phòng vệ sinh và bếp
Bàn thờ sát phòng vệ sinh là tội không tôn trọng thần linh và tổ tiên, sẽ dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Đặt bàn thờ cạnh phòng vệ sinh là không tôn trọng tổ tiên.
Nếu phía sau bàn thờ là bếp thì sẽ gây hỏa sát rất nặng, vận thế của gia đình sẽ không ổn định hoặc giảm sút, ảnh hưởng đến đến phong thủy khác của gia đình.
Phía sau bàn thờ là bếp sẽ ảnh hưởng xấu đến phong thủy cả nhà.
Trong trường hợp này, tốt nhất là đặt lại vị trí bàn thờ. Nếu không thể đặt ở vị trí khác thì phải cách một khoảng không gian giữa bàn thờ với phòng vệ sinh hay bếp. Tốt nhất nên đặt 6 sâu tiền Lục Đế để hóa giải.
6. Bàn thờ không được xung với cửa
Nếu 2 bên bàn thờ xung với cửa hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân hãm hại. Vì vậy, nếu bàn thờ xung với cửa, dù là cửa phòng, cửa chính, cửa bếp, cửa nhà vệ sinh hay đường thì cần đặt tấm bình phong để che chắn.
Cần đặt tấm bình phong nếu 2 bên bàn thờ xung với cửa.
7. Hướng của bàn thờ không được ngược lại với hướng của nhà
Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi. Vì vậy, phải đặt lại vị trí bàn thờ để hóa giải.
Nhất thiết phải đặt lại bàn thờ nếu hướng bàn thờ ngược với hướng nhà.
8. Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang
Nếu xà ngang trên trần nhà ở ngay trên bàn thờ, sẽ sản sinh ra sát khí áp lực, khiến cho các thành viên trong gia đình đau đầu, thần kinh suy nhược, nặng thì khiến vận thế trong gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, cần đặt bàn thờ ở nơi khác hoặc bỏ xà ngang.
Xà ngang trên bàn thờ khiến gia chủ gặp phải suy nhược thần kinh, đau đầu.
KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY
HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đỡ. Thân ái. dienbatn.
3. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỊA DANH QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI.
3.7 VIỄN SƠN TỰ.
3.7 VIỄN SƠN TỰ.
Viễn Sơn Tự - Ngôi chùa to nhất xứ Đoài.
Đi qua Cam Lâm theo hướng nhà máy Z175 khoảng 1 Km nhìn phía rẽ bên phải về làng Thăng Thắc, bạn sẽ gặp một quả đồi lớn nhất: Đó là chùa Viễn Sơn- Ngôi chùa to nhất xứ Đoài.
Chuyện kể về ngôi chùa Viễn Sơn- Khi bạn đứng ở Viễn Sơn tự, bạn có thể nhìn thấy cả xứ Đoài phía dưới chân mà không bị che tầm mắt do đây là quả đồi lớn nhất vùng, phía xa xa là sông hồng vắt ngang một dải mờ ảo. Phía trước mặt là làng Cam Lâm và Mông Phụ, phía sau là nhà máy Z175 thôn Thăng Thắc và Văn Minh xã Cam Thượng.
Mùa hè nắng cháy da người, khi ngự trên đỉnh đồi Viễn Sơn gió thổi từ phía sông hồng mang lại cảm giác mát mẻ ta cảm thấy thư thái và thanh tịnh như đang du ngoạn trên chốn bồng lai.
Chùa Viễn Sơn được xây dựng rất đẹp và hoành tráng và là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ rất lâu (Cho đến nay không ai biết rõ niên đại, một số nghiên cứu cho rằng nó được xây dựng cùng thời với đền Và- Thờ đức thánh Tản Viên Sơn). Bà tôi kể lại ngày xưa khu đó toàn là rừng cổ thụ và ngôi chùa khuất trong những bóng cây đại ngàn âm u.
Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây là vùng đất cách mạng và lưu giữ rất nhiều tài liệu của chính phủ lâm thời Việt Nam. Để đảm bảo bí mật, người ta đã làm một điều báng bổ đến tâm linh: Phá bỏ chùa Viễn Sơn. Người dân được lệnh và kéo nhau lên thiêu rụi ngôi chùa cổ này. Cũng chính vì điều đó mà nơi dây trở nên khô cằn và nghèo đói xác xơ? ( Khi mà cái antena cao nhất bị phá hủy - Phải chăng nguyên do từ đây ????dienbatn ).
Khi phá chùa, các pho tượng gỗ được chuyển về chùa Mía tại thôn Đông Sàng và ngay bây giờ khi bạn viếng thăm Chùa Mía vẫn thấy khoảng gần 300 pho tượng cổ bằng gỗ này (Bổ sung tư liệu về nguồn gốc các pho tượng cổ chùa Mía mà mọi người vẫn lầm tưởng).
Đầu những năm 90, có một ộng cụ từ đến từ Khâm Thiên, Hà Nội đã lên Viễn Sơn xây dựng lại ngôi chùa. Cụ đã viên tịch và cải táng tại đây. Hiện nay ngôi chùa chỉ là hai ngôi nhà ba gian được quyên góp hảo tâm từ nhân dân thập phương.
Ngôi chùa hiện hại còn giữ được một quả chuông tấn rất to và hai tấm bia hán tự. Một trong hai tấm bia đã bị người ta làm tấm chặn cống thủy nông nên đã mờ hết chữ, tấm còn lại còn nguyên vẹn các bút tích nhưng chưa thấy nhà khảo cổ nào dịch văn bia này. ( http://www.tathy.com/ ).
Sau chùa Viễn Sơn có rất nhiều tảng đá tương truyền là do voi ỉa . hai bên chủa Viễn Sơn cũng có 2 cái giếng là 2 mắt của Long nhưng nay đã bị san bằng thành ruộng.
Hướng chính của chùa Viễn sơn : 115 độ. Tọa Tuất - Hướng Thìn ( Đông Nam ).
Xin theo dõi tiếp bài 10. dienbatn.
Chính tinh và bàng tinh sao nào quan trọng hơn ai.
Cái dễ hiểu lầm, đa phần người ta thường hiểu chính tính giá trị hơn bàng tinh. Vì nó được gọi là chính tinh và được trang trọng viết lên trên. Tất cả các sao không phải là chính tinh được TỬ VI ỨNG DỤNG gọi chung là bàng tinh. Một số sách còn xếp trung tinh, tiểu tinh. Vô tình việc làm này vô cùng tai hại.
Cần biết chính tinh là cái nghiệp. Nói đến cái nghiệp lại mang máng, mơ hồ...
“Đã mang lấy nghiệp vào thân.
Thôi đừng trách lẫn trời gần trời xa”,,, Kiều của Nguyễn Du.
Hoặc nghiệp cầm ca, nghiệp binh đao.... Rồi lại có sinh nghề tử nghiệp, nghiệp chướng, oan nghiệp, tội ngiệp... Và không ít người hiểu rằng; nghiệp là xấu. Nghiệp cũng gần giống như nghề mà thôi. Tại cái nghiệp như thế, nên ưa làm nghề như vậy. Nghề, từ Hán gọi là nghệ. Nghề nghiệp là từ ghép Việt Hán. như nông nghiệp, công nghiệp, doanh nghiệp, văn nghiệp, võ nghiệp.......
Đã nói nghiệp tất có nghiệp tốt, nghiệp duyên và nghiệp xấu. Thành có và bại có, vinh có nhục có.... Có người làm nên sự nghiệp phi thường, có người ra đời được nghiệp duyên cha truyền con nối... Có kẻ ra đời đã là tội nghiệp, thân thể khiếm khuyết, bệnh tật...Phần nhiều là sự nghiệp tầm thường, . Lại có một số người gây ra ác nghiệp, nghiệp chướng.
14 chính tinh thật sự là 14 cái nghiệp. Cụ thể, Tử Vi là nghiệp gánh vác. Có người gánh vác sơn hà, họ được quyền nói như thế... Xuống thấp nhất là
“Con cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”,,,
Đã thế, chồng không thương, đập cho 1 trận. Vì sao? Tại sao? Không mua rượu về, tao uống. Như thế là nghiệp gánh vác nặng nhọc lại có thêm kiếp nạn ức hiếp mới ra nông nổi này.
Dưới đáy thấp nhất của nghiệp gánh vác vô số bi hài... Bất tài cũng gánh, bị ép buộc phải gánh, tranh giành nhau gánh, gánh tai gánh hoạ,... Nửa chừng đứt gánh, có khi còn kéo theo đứt luôn cuộc đời...
Để làm sáng tỏ vấn đề. Ta có ví dụ nghiệp của CỰ MÔN. Nghiệp của sao này là phản đối. Nếu TỬ VI thiên về hành động, CỰ MÔN thiên về nói giọng điệu phản đối. Vì giọng điệu phê phán là của cụ THIÊN PHỦ. Giọng điệu tình cảm là của chàng THIÊN TƯỚNG... Từ 1 giọng điệu tuỳ thuộc vào các sao quanh đó, có nhiều luận điệu khác nhau.
Nghiệp của CỰ MÔN là phản đối cái đã. Phản đối bằng lời không được dùng tay chân. Phối hợp nhịp nhàng dùng miệng cắn. Các võ sĩ thứ thiệt còn cắn huống gì võ sĩ dỏm. Đỉnh cao chói loà là dùng binh chinh phạt. Nếu phản đối không được thì sao? Quay lưng lại bỏ đi chuyển qua phản bội, chống lại.
Nếu có phản đối thành công ắt có bất thành, cấm phản đối... Nhưng không thể cấm phản bội. Ta lại có những con người chung thân bất mãn, bất đồng.
CỰ MÔN trong tài sản là cái cổng. Nếu như có những cái cổng Ngọ Môn, khải hoàn môn lại có những cái cổng xập xệ, hoặc có cũng bằng không, thậm chí không có cổng.
Thế là bạn đã có khái niệm chính tinh là cái nghiệp.
Và chúng ta thường được học rằng; Một mệnh đề đầy đủ gồm chủ từ, động từ và túc từ. Ta có các câu như sau:
Tên Tử Vi A đứng ra gánh vác thành công.
Tên Tử Vi B đứng ra gánh vác thất bại thê thảm.
Theo bạn cái gì quan trọng? Động từ quan trọng hay túc từ quan trọng?
Nếu bạn hỏi cô LIÊM TRINH ấy tốt hay là xấu?
Câu trả lời nhận được; một tốt hai là xấu. Và chắc chắn rằng; tốt hay xấu không phải là chủ từ, cũng không phải là động từ.
Đến đây có lẽ các bạn sáng tỏ vấn đề. Chính tinh là động từ, bàng tinh chỉ là túc từ mà thôi. Nhưng nó đánh giá thành bại của chính tinh. Không những thế chính tinh và bàng tinh còn gây xung đột đột với nhau.
Tên CỰ MÔN nói phản đối, tên HOÁ KỴ nói đừng...
Ai ngon hơn ai?
Tên PHÁ QUÂN nói phá bỏ, tên LỘC TỒN cứ tồn tại. Y như trên bảo dưới không nghe. Vậy ai quan trọng hơn ai.
Đây là vấn đề vô cùng giản dị với 1 số người, nhưng lại khó khăn, mắc phải sai lầm với 1 số người.. Quá trình hướng dẫn học Tử Vi, phát hiện ra điều này. Lại còn bảo bàng tinh chỉ là hoa lá tô điểm cho vui mà thôi.
Này bạn, hay tô điểm bộ quân phục với quân hàm cấp tướng, rồi tà tà đi dạo phố. Nếu có ai đó thắc mắc cố gắng giải thích nhé. Lúc ây mới thấy danh từ tướng không quan trọng bằng tính từ thực, giả.
Tướng cũng có nhiều loại, loại thực tài do công trạng mang lại, loại bất tài do mua chuộc mang lại. Cái gì cũng có nhiều loại.
Cấp tướng bên Tàu có thể mua được.
Số phận thì không thể mua được.
KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY
HÀ NỘI.
LỜI TỰA : Đường Lâm - Sơn Tây - HÀ NỘI là một vùng quê có địa hình còn khá hoang sơ , chưa bị nhiều những công trình xây dựng tàn phá. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Là một vùng quê có nhiều người thành đạt như vậy nhưng trong khoảng 50 năm gần đây , nhân tài của Đường Lâm hầu như vắng bóng . Lý do nào đưa đến sự việc như vậy ? Chúng ta thử cùng nhau khảo sát về mặt Phong thủy để tìm nguyên nhân. Trong loạt bài này , dienbatn có sử dụng một số tư liệu trên Internet và những tư liệu của dienbatn sau nhiều năm điền dã. Những kết luận riêng của dienbatn còn thô thiển, rất mong được các cao nhân giúp đỡ. Thân ái. dienbatn.
3. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỊA DANH QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI.
3.6 ĐÌNH LÀNG MÔNG PHỤ.
3.6 ĐÌNH LÀNG MÔNG PHỤ.
"Làng Đường Lâm cổ (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) có tên nôm là Kẻ Mía. Tục danh này được bắt đầu từ một cái tên chữ: Cam Giá (Mía ngọt). Cam Giá xưa được chia thành hai tổng: Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng... (nay thuộc về huyện Ba Vì). Còn Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây).
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy” tức lưng tựa vào núi Tản (núi Ba Vì) - Núi Tổ của Việt Nam, mặt ngoảnh ra sông Hồng - sông Cái, sông Mẹ. Đây cũng là một “tứ giác nước” được bao bọc bởi sông Đà, sông Tích, sông Đáy và sông Hồng. Về phong thủy, cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” viết: Sơn Tây có 36 huyệt chính và 85 huyệt bàng. Riêng đất Đường Lâm có huyệt đế vương.
Xã Đường Lâm hiện gồm chín làng: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu. Trong đó, trọng tâm của làng cổ Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ. Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: Đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu rồng toả ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải. Đình Mông Phụ được xây dựng vào năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông). Ngôi đình này mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét chạm khắc tinh tế có một không hai.
Ở Mông Phụ, mỗi xóm đều có một giếng mang tên của xóm. Giếng đào ở vùng đất đá ong nên mạch nước rất trong và mát. Các giếng xóm Hè, xóm Giang xưa kia nổi tiếng nước ngon đi vào tục ngữ: “Nước giếng Hè, chè Cam Lâm” hay “Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường”.
Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng chột vì một giếng nước trong vắt còn giếng kia nước bị đục. Con rồng chột này lại tạo nên vị thế đắc địa cho đình Mông Phụ.
Nằm giữa ngã ba trung tâm của làng nhưng người đi ngược, về xuôi không ai quay lưng vào đình cả. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ.
Mắt rồng thứ nhất xác định là giếng đình Mông Phụ. Ở hướng Tây đình Mông Phụ có một giếng đá ong khác, miệng giếng nhỏ hơn nhưng sâu hơn nằm khuất trong một con ngõ. Giếng này được đào ở xóm Miễu nên gọi là giếng Miễu.
Giếng Miễu được ví như con mắt rồng còn lại - đối xứng với mắt rồng giếng đình Mông Phụ. Nước giếng Đình trong vắt, còn nước giếng Miễu đục, trở thành một điểm khuyết, là con mắt Rồng mờ. Nước giếng Miễu được sử dụng đối lập với nước giếng Đình, tức là chỉ để tắm giặt chứ không để ăn.
Giếng đình Mông Phụ, mắt sáng của rồng .
Giếng nằm cách đình Mông Phụ không xa và được coi là một trong hai "mắt rồng" của ngôi đình này.
Giếng nằm cách đình Mông Phụ không xa và được coi là một trong hai "mắt rồng" của ngôi đình này.
Làng Mông Phụ bao gồm các xóm: xóm Đình giang, xóm Hè, xóm Sui, xóm Chim, xóm Sải, xóm Trại, xóm Trung hậu. Trong các xóm này, xóm Trại là xóm mới được hình thành từ khu trại chăn nuôi thời HTX nông nghiệp trong quá trình giãn dân của làng mấy chục năm qua. Trong đó, xóm Trung hậu là nơi còn tập trung khá nhiều những ngôi nhà cổ xây bằng chất liệu gạch đất nện và tường đá ong. Mỗi xóm xưa kia đều có cổng xóm. Đường đi trong xóm quanh co, nhưng đều có thể ra được trục đường chính của làng và nối thông ra các làng phụ cận. Ở Mông Phụ, mỗi xóm đều có một giếng mang tên của xóm. Các giếng xóm Hè, xóm Giang xưa kia nổi tiếng là giếng có nước rất ngon như hai câu tục ngữ sau đây đã nhắc đến:
- Nước giếng Hè, chè Cam Lâm
- Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường
Giếng ở làng cổ Mông Phụ được cổ nhân đào có đường kính từ 3 - 5 mét, sâu trên dưới 10 mét. Một số giếng không phải xây phần thành giếng vì đào trên nền đá ong, chỉ xây phần cổ giếng. Do đào ở vùng đất đá ong nên mạch nước rất trong và mát. Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng chột, một giếng nước trong và một giếng nước hơi đục, chính vì thế đã tạo nên vị thế đắc địa cho ngôi đình Mông Phụ - Nằm giữa ngã ba trung tâm của làng nhưng ở vị trí này người đi ngược về xuôi không ai quay lưng vào đình cả.
Ngày nay, giếng xóm Giang vẫn còn dùng cùng với các giếng xóm Xui và xóm Xây; các giếng xóm Đình, xóm Sải, xóm Miễu thì không dùng vì đa số nhà dân có giếng khoan nên từ lâu không được nạo vét; còn giếng Hè đã bị lấp từ lâu. Hiện ở Mông Phụ còn lại cái giếng độc đáo là giếng Sui. Nước giếng rất trong, lại có bảng đề chữ nho “Nhất phiến băng tâm”, ý nói tấm lòng người dân Mông Phụ trong trắng như phiến băng.
Nhìn một cách tổng thể, các giếng ở Mông Phụ tương đối bề thế, nhất là giếng xóm Đình có thành hình tròn xây bằng đá ong nên có dáng vẻ cổ kính và đẹp.
Người dân làng Mông Phụ hiền lành, chất phác, cư xử rất trọng lễ nghĩa. Cái thiên tính ấy có thể biết được mỗi khi chúng ta giao tiếp với họ. Người làng Mông Phụ nói bằng thứ tiếng nặng nặng của mình. Mông Phụ là một trong bốn làng nằm trên một cái gò đất rộng. Trên cái gò đất ấy, bốn làng cùng chung cả thủy, thổ, vậy mà cách phát âm của mỗi làng ấy vẫn cứ khác nhau. Dân làng Mông Phụ có nếp sống riêng và tiếng nói thô và nặng chất Việt cổ. Đến bây giờ tiếng làng vẫn được dân làng bảo trọng, giữ gìn. Các cụ già trong làng cho rằng, người dân dù tha phương nơi đất khách quê người, dù lưu lạc nơi góc bể chân trời, mà khi trở về quê hương bản quán vẫn nói được tiếng làng là không quên gốc, rất đáng quý trọng.
Trong đó có 5 làng liền kề nhau, mỗi làng có một cái giếng khơi quanh năm nước đầy và trong được xây bằng đá ong loại tốt nhất. Mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định vị bởi những giai thoại rất thú vị. Một cái giếng có tấm bia khá lớn dựng ngay bên cạnh, đề bốn chữ “Nhất phiến băng tâm” nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng. Một cái giếng khác có bia ghi về việc sửa giếng vào năm 1705 mà bài bi ký ấy lại do một vị Tiến sĩ chấp bút. (Ghi lại một việc sửa giếng cũng nhờ tay một ông Nghè, xem thế, đủ biết giếng làng quan trọng đến như thế nào). Còn một cái giếng kia thì lại là khởi nguồn cho một câu chuyện thi vị. Giếng ấy, xưa kia có một cái gầu múc nước dùng chung cho cả xóm. Trai gái làng đã khéo hò hẹn nhau qua một mối dây gầu. Chiều chiều đi gánh nước, người con trai kia đã ngấm ngầm thắt một nút trên sợi dây gầu. Và họ đã nhận ra tín hiệu của nhau. Một mối dây gầu thắt lại, ấy là hò hẹn, là dấu hiệu đêm ấy họ gặp gỡ nhau ở điểm đã hẹn. Đêm ấy, có một cô gái trốn nhà đi chơi. Mối dây gầu như một thông điệp, như thắt chặt mối tình của đôi trai gái yêu nhau nơi thôn dã. Mối dây nên vợ nên chồng, nên ông nên bà cả trăm năm.
Nước giếng Hè, giếng Giang là ngọt hơn cả, nên nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước ở các giếng đó về dùng. Người ta đồn rằng như vậy đôi bạn trẻ kia sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Khi nghe tôi kể về những cái giếng đá ong trứ danh ấy, một ông bạn của tôi cứ khăng khăng bảo rằng thủy thổ như vậy, tất phải là đất chuộng văn học và phải là nơi phát khoa danh, văn hiến truyền đời."
Người dân làng Mông Phụ hiền lành, chất phác, cư xử rất trọng lễ nghĩa. Cái thiên tính ấy có thể biết được mỗi khi chúng ta giao tiếp với họ. Người làng Mông Phụ nói bằng thứ tiếng nặng nặng của mình. Mông Phụ là một trong bốn làng nằm trên một cái gò đất rộng. Trên cái gò đất ấy, bốn làng cùng chung cả thủy, thổ, vậy mà cách phát âm của mỗi làng ấy vẫn cứ khác nhau. Dân làng Mông Phụ có nếp sống riêng và tiếng nói thô và nặng chất Việt cổ. Đến bây giờ tiếng làng vẫn được dân làng bảo trọng, giữ gìn. Các cụ già trong làng cho rằng, người dân dù tha phương nơi đất khách quê người, dù lưu lạc nơi góc bể chân trời, mà khi trở về quê hương bản quán vẫn nói được tiếng làng là không quên gốc, rất đáng quý trọng.
Trong đó có 5 làng liền kề nhau, mỗi làng có một cái giếng khơi quanh năm nước đầy và trong được xây bằng đá ong loại tốt nhất. Mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định vị bởi những giai thoại rất thú vị. Một cái giếng có tấm bia khá lớn dựng ngay bên cạnh, đề bốn chữ “Nhất phiến băng tâm” nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng. Một cái giếng khác có bia ghi về việc sửa giếng vào năm 1705 mà bài bi ký ấy lại do một vị Tiến sĩ chấp bút. (Ghi lại một việc sửa giếng cũng nhờ tay một ông Nghè, xem thế, đủ biết giếng làng quan trọng đến như thế nào). Còn một cái giếng kia thì lại là khởi nguồn cho một câu chuyện thi vị. Giếng ấy, xưa kia có một cái gầu múc nước dùng chung cho cả xóm. Trai gái làng đã khéo hò hẹn nhau qua một mối dây gầu. Chiều chiều đi gánh nước, người con trai kia đã ngấm ngầm thắt một nút trên sợi dây gầu. Và họ đã nhận ra tín hiệu của nhau. Một mối dây gầu thắt lại, ấy là hò hẹn, là dấu hiệu đêm ấy họ gặp gỡ nhau ở điểm đã hẹn. Đêm ấy, có một cô gái trốn nhà đi chơi. Mối dây gầu như một thông điệp, như thắt chặt mối tình của đôi trai gái yêu nhau nơi thôn dã. Mối dây nên vợ nên chồng, nên ông nên bà cả trăm năm.
Nước giếng Hè, giếng Giang là ngọt hơn cả, nên nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước ở các giếng đó về dùng. Người ta đồn rằng như vậy đôi bạn trẻ kia sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Khi nghe tôi kể về những cái giếng đá ong trứ danh ấy, một ông bạn của tôi cứ khăng khăng bảo rằng thủy thổ như vậy, tất phải là đất chuộng văn học và phải là nơi phát khoa danh, văn hiến truyền đời."
"Tản Viên Sơn thánh được thờ làm thành hoàng các làng bởi công lao bảo vệ vùng đất này chống lại cuộc chiến của Thủy Tinh và là linh thần mạnh, khiến Cao Biền không thể trấn yểm núi Ba Vì và các vùng đất phụ cận.
Truyền thuyết cho rằng Cao Biền đã dùng pháp thuật đào 100 cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì trong đó có Đường Lâm để triệt long mạch nước ta nhưng y cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc. Cao Biền bị giết năm 887. Đường Lâm không thể trấn yểm, vài chục năm sau đã sinh ra Ngô Quyền, một trong 14 vị anh hùng dân tộc."
"Đình Mông Phụ là một di tích cấp quốc gia ở làng cổ Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam.
Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800 m². Mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam.
Chưa biết chính xác năm xây dựng ngôi đình. Tuy nhiên, xét về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình được làm vào thời Lê trung hưng. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần; nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Trong số ấy, theo tài liệu, thì năm 1858, dưới triều vua Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất. Gần đây (2006 - 2008), đình cũng đã được tu sửa lớn .
Nhà Xích hậu ở phía trước đình Mông Phụ
Diện mạo của ngôi đình hiện nay được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (chữ Hán: 工), gồm Nghi môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu mạc (nhà bên phải) và Đại đình (hay tòa Đại bái, tức tòa đình chính). Ngoài ra, ở bên ngoài đình (phía tay phải từ đình nhìn ra) có nhà Xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là nơi chuẩn bị lễ trước khi vào đình. Lược kể:
Nghi môn: gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ. Bốn đầu trụ tạo tác lồng đền hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi.
Sân đình và Tả Hữu mạc: Sân đình rộng, lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả Hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Đây là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng và người có công với làng…
Đình chính: gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái. Hậu cung (đình trong) là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai cái giếng cổ (tục gọi là hai mắt rồng). Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng. Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những mô típ trang trí như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,...đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ" (chữ Hán: 壽), mây... Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt, Bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh (tức thần Tản Viên), là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (Tứ bất tử), làm Thành hoàng làng. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở làng cổ Đường Lâm. Trong nội thất của đình hiện còn bảo lưu được rất nhiều hiện vật quý báu có giá trị. Một trong số ấy là bức hoành phi với 4 chữ Hán: "Dũng cảm cả tưởng" do vua Thành Thái ban tặng cho làng sau một trận săn bắt cướp..." (https://vi.wikipedia.org).
Hướng đình Mông Phụ : 225 độ - Tọa cấn - Hướng Khôn - Phân kim : Mậu Dần - Giáp Thân.
Theo giáo sư Diệp Đình Hồng, làng Mông Phụ là làng cổ nhất ở Đường Lâm (Sơn Tây), có lịch sử trên 4000 năm. Hiện làng vẫn giữ nguyên dáng cổ bởi lời nguyền "Không ai được xây nhà cao hơn mái đình". Đây là sản phẩm văn hoá quý hiếm cần được nhà nước quan tâm bảo tồn.
Mộ phần : Ngoại trừ các thửa ruộng quá thấp nên bị ngập nước thường xuyên, không gian canh tác của làng Mông Phụ có khá nhiều mồ mả được đặt vào những chỗ đất tốt theo quan niệm phong thuỷ. Người quá cố được chôn theo cùng qui tắc với việc định hướng nhà "Toạ sơn vọng thuỷ". Dân làng vẫn nhắc đến mấy câu thơ miêu tả vị trí đắc địa của ngôi mộ thân phụ Phan Kế Toại, theo đúng qui tắc nói trên:"Đầu đội nhành quạt , chân đạp lý ngư: Thượng thư, tổng đốc".
Theo câu tục ngữ mà nhiều người ở Mông Phụ còn nhớ "Sống ở làng, chết Lồ Cang Áng Độ". Lồ Cang, Áng Độ là hai khu đất có rất nhiều mồ mả. Thông thường dân làng chôn người chết ở Lồ Cang. Đây là khu đất tương đối ẩm thấp nên tử thi tiêu huỷ nhanh. Sau ba năm thì làm lễ cải táng, công việc này được tiến hành vào ban đêm. Xương người chết được bốc nên, rửa sạch bằng nước có hương thơm, rồi bỏ vào một cái tiểu bằng đất nung, thường ở Áng Độ - Một khu đất đồi cao ráo nên xương được bảo tồn khá lâu. Khi việc cải táng xong thân chủ thường làm một bữa cơm mời những người đã tham gia dự. Điều đáng lưu ý là ở Mông Phụ các gia đình công giáo cũng giữ tục cải táng này. Vị trí của Đường Lâm : Trước mặt là sông Hồng quanh năm nặng đỏ phù sa với con sông Tích uốn quanh từ chân núi Ba Vì đổ xuống lượn vòng êm ả quanh làng rồi lững lờ chảy về xuôi nhập vào sông Hát. Khắp nơi những quả đồi nối tiếp nhau như bát úp với những cái tên truyền thống đầy tinh thần thượng võ của vùng đất có hai anh hùng dân tộc. Nào là đồi Gầm, trước lăng Ngô Quyền như một con beo nằm phủ phục. Nào là gò Núm Chiêng, Yên Ngựa, đồi Gậy, Mũi Giáo, đồi Gươm, Đầu Trâu, Áng Độ… cùng với hàng chục cái rộc sâu như Vũng Hùm, Cổ Giải… chen lẫn nhau, càng tạo cho Đường Lâm vốn hùng vĩ nay lại có thêm cái thế của một vùng trung du vừa đẹp mắt, vừa hiểm trở.
Tấm bia đá làng Cam Lâm dựng ngày 8 tháng 10 năm Quang Thái thứ ba (1390) đời Trần Thuận Tông còn ghi rõ: “Nguyên xưa kia đất đai xứ này là núi rừng trùng điệp, gọi là Đường Lâm…”.
Đường Lâm còn giữ được nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa cổ đáng quý. Thôn Cam Lâm có đền thờ và bia Phùng Hưng, đền thờ và lăng Ngô Quyền. Mỗi khi tới đây, thế nào khách cũng được nhân dân say sưa kể lại cho nghe những truyền thuyết lý thú về sức khỏe, tài trí và lòng dũng cảm của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hoặc tài khéo léo của những nghệ nhân dân gian như Mộc Tôm, Cố Nháy, Ấm Thái…
Đường Lâm, nhất là Mông Phụ, xưa có rất nhiều người học hành đỗ đạt, có nhà cha con nối tiếp nhau đỗ đạt cao và làm quan to dưới thời phong kiến. Bởi vậy, Mông Phụ có 5 quả gò thì cả 5 đều được nhân dân tưởng tượng nên những cái tàn che, những yên ngựa, vòi voi, những rặng duối buộc voi ngoài cổng làng… hình ảnh tượng trưng cho quyền cao chức trọng của thời phong kiến xưa kia. Trong những người hiển đạt, có những người khí tiết khảng khái, như cụ Phan Khắc Dị làm quan đời Hậu Lê (cuối thế kỷ 18) cho đến thời nhà Nguyễn bán nước thì bỏ về chiêu dân lập ấp, mà ngày nay nhân dân làng Phụ Khang còn thờ làm thành hoàng để ghi nhớ công ơn. Như cụ án Nguyễn, làm quan tới chức Hình bộ Thượng thư bộ Hình thời Tự Đức (1848-1883) đã từng vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, dâm ô. Nhưng vinh hiển và lẫy lừng hơn cả là cụ Thám hoa họ Giang, mà ngày nay ngôi nhà thờ “Giang Thám Hoa công từ” ở ngay sát đình làng Mông Phụ, còn có bia đá ghi những nét cụ thể về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhà thờ họ bằng gạch, mái lợp ngói cổ, tuy không to lắm nhưng vẫn giữ dáng dấp của ngôi nhà cổ chồng diềm 4 mái. Trong nhà câu đối hoành phi treo la liệt, nhưng đáng chú ý là câu đối treo giữa nhà:
Lễ nghĩa bách niên Mông Phụ ấp
Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn
Tạm dịch:
Trăm năm lễ nghĩa làng Mông Phụ
Nghìn thuở thanh danh, cửa Thám hoa
Ngọc phả họ Giang và tấm bia đá “Thám Hoa công truy trạng bia” và tấm bia đá “Bản xã tiên hiền bi ký” khắc năm Vĩnh Thọ thứ 1 (1658) đời Lê Thần Tông và những câu chuyện truyền khẩu của bà con trong xã còn kể:
Ông Giang Văn Minh, tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung tiên sinh, sinh ngày mồng 6 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1582) tại làng Mông Phụ, ấp Đường Lâm, huyện Phúc Lộc (nay thuộc huyện Ba Vì), tỉnh Sơn Tây, đời trước tằng tổ, hiệu Đức Biền đã từng làm quan giữ chức Thần vũ vệ úy nhà Lê.
Từ thuở nhỏ, ông tuấn tú, thông minh, học đâu nhớ đấy, văn thơ lưu loát, ứng đối lanh lợi, tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng. Ông thường đi lại chơi bời, vịnh thơ, xướng họa cùng với ông Phùng Công Thế, người thôn Kim Bí, huyện Tiên Phong và ông Lã Công Thời người làng Cam Đà, huyện Minh Nghĩa (nay đều thuộc huyện Ba Vì).
Năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông,` cả ba ông cùng đi dự khoa thi đình. Ông Minh đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh, còn hai ông Thời và Thế cũng đều đậu tiến sĩ.
Ông được bổ ra làm quan, năm Đức Long thứ ba (1631) ông được phong chức Thái bộc tự hương tước Phúc Lộc bá. Đến năm Dương Hòa thứ 4 (1638) ông lại được Thanh đô vương Trịnh Tráng phong cho chức Tả phủ tây quốc công và mùa đông năm ấy, Thanh đô vương Trịnh Tráng cử ông đi trấn thủ Nghệ An.
Cuối thế kỷ thứ 16 sang đầu thế kỷ thứ 17, triều đại phong kiến nhà Minh bước sang thời kỳ suy vong đến cực độ. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra rầm rộ khắp nơi, lôi cuốn hàng triệu nông dân nghèo khổ vào những cuộc đấu tranh mãnh liệt.
Tình hình khủng hoảng và suy yếu cực độ ấy không cho phép nhà Minh trở lại xâm lược nước ta. Tuy vậy, nhà Minh vẫn tận dụng mọi thời cơ để uy hiếp và hạch sách nhũng nhiễu những triều đại phong kiến thống trị bạc nhược của nước ta. Dùng uy thế “Thiên triều”, nhà Minh buộc họ Trịnh phải cắt đất Cao Bằng nhường cho họ Mạc để âm mưu nuôi dưỡng hai thế lực phong kiến thù địch trên đất nước ta. Trước sự o ép của nhà Minh, họ Trịnh phải xin cầu hoà và xin phong cho vua Lê để có đủ danh nghĩa thống trị. Nhà Minh bắt vua Lê hai lần phải lên tận trấn Nam Quan để xét hỏi, nhận mặt và còn sách nhiễu đòi lễ vật và cống nạp người bằng vàng mà nhân dân ta thời đó thường gọi là trả “nợ Liễu Thăng”. Sau nhiều lần cầu phong và xin xỏ, vua Lê mới được nhà Minh phong cho làm An Nam đô thống sứ và ban cho một chiếc ấn bạc (tỏ ý không công nhận nền độc lập của nước ta và chỉ coi nước ta như là một thuộc quốc).
Nhưng chẳng bao lâu, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi và nhà Minh đang có nguy cơ bị sụp đổ. Trong lúc đó, vua Lê, chúa Trịnh vẫn một lòng thần phục nhà Minh và vẫn mê muội thi hành chính sách ươn hèn bạc nhược, không còn giữ nổi thể thống của một quốc gia phong kiến độc lập nữa.
Được thể, nhà Minh ngày càng lấn áp và sách nhiễu vua Lê. Sau nhiều năm đã bãi bỏ lệ cống người bằng vàng mà thay bằng đồ cống nạp khác, lúc này nhà Minh lại yêu sách bắt vua Lê mỗi năm phải đích thân lên tận thành Lạng Sơn để “hộ khám” và dâng đồ cống lễ gồm 2 người bằng vàng và bạc, mỗi người đều cao 1 thước 2 tấc và nặng 10 cân cùng nhiều đồ cống vật khác. Có lần chúng không thèm đến nhận lễ, vua Lê phải lủi thủi trở về kinh.
Mùa đông năm Dương Hoà thứ ba (1637), tức là năm Sùng Trinh, thứ 10 của nhà Minh, vua Lê Thần Tông cử một phái bộ do ông Giang Văn Minh làm chánh sứ cùng với các ông Nguyễn Duy Hiếu, Nguyễn Quang Minh, Trần Nghị… đi sứ sang “Thiên triều” để xin cầu phong cho nhà vua.
Khi phái bộ của Giang Văn Minh sang đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) gặp lúc sắp đến tiết khánh thọ nên không được vào bệ kiến ngay, mà phải ăn chờ nằm chực ngoài dịch xá. Bọn đại thần nhà Minh có ý khinh thường sứ thần An Nam nên không thèm tiếp và vin cớ là trong bộ bản không có lệ cũ để tra, nên không phong vương, mà chỉ ban sắc khen thưởng khuyến khích (Lịch triều hiến chương lại chí tập III, trang 150) và chỉ nhận dâng lễ cống. Chúng hạch sách phái bộ đủ điều và đòi bằng được người cống bằng vàng, đòi trả “nợ Liễu Thăng” như đời Mạc đã làm. Chúng còn cho người bao vây theo dõi, thăm dò mọi hoạt động của sứ bộ ngoài dịch xá.
Trước thái độ khinh miệt và coi thường phái bộ An Nam của vua Minh, Giang Văn Minh hết sức căm giận và phẫn uất, ông luôn luôn suy nghĩ cách đối phó với nhà Minh để làm tròn sứ mệnh của vua Lê giao cho.
Cuốn ngọc phả “Giang Thám Hoa phả tộc” và câu chuyện của các cụ già họ Giang còn kể rõ giai thoại thời cụ Thám Hoa đi sứ sau đây:
Một hôm, nhân ngày tiết khánh thọ của vua Minh, tất cả sứ thần các nước có mặt tại dịch xá đều mũ áo chỉnh tề, mang theo lễ vật vào triều kiến “Thiên triều”. Riêng ông Minh không chịu đi và nằm lăn ra mà khóc lóc thảm thiết, cố ý làm sao việc này lọt được đến tai vua Minh.
Được tin báo, vua Minh vừa tức giận, vừa sửng sốt, cho rằng đây là việc không bình thường, bèn cho sứ ra gọi ông Minh vào chầu để xem thực hư ra sao? Được lệnh triệu vào chầu, ông Giang Văn Minh mũ áo chỉnh tề, đàng hoàng tiến vào sân rồng yết kiến vua Minh. Thấy ông Minh có dáng người đi đứng uy nghi lẫm liệt, tài trí thông minh lanh lợi, nói năng hoạt bát, vua Minh liền phán rằng: “Hôm nay là ngày khánh thọ của Thiên triều, cả nước vui mừng, các sứ thần đều phấn khởi vui mừng yến tiệc, cớ sao một mình sứ thần lại không vui mà lăn ra khóc lóc thảm thiết như vậy, là có ý gì? Ông Minh liền dõng dạc tâu rằng: “Theo lệnh vua Lê, sứ thần được sang triều cống quý quốc thấm thoát đã hàng năm lưu lạc trên đất khách quê người nhưng vẫn chưa làm tròn trọng trách, còn lòng dạ đâu mà vui được. Nay đã đến ngày giỗ vị tằng tổ của thần mà thần vẫn chưa được về quê hương đèn hương tưởng niệm, như vậy chẳng là đắc tội với tiên tổ hay sao?”, rồi ông lại ôm mặt mà khóc. Nghe rõ sự tình, vua Minh liền cả cười mà phán rằng: “Nhà ngươi quả là một người trung hiếu vẹn toàn, thật là chí lý. Nhưng tưởng chuyện gì chứ việc ông tổ đã ba đời rồi đến nay còn gì là giàng buộc tình cảm nữa mà phải lo mang tiếng với người đời chỉ vì không về được quê hương tưởng niệm”. Nghe xong vua Minh phán, ông thoáng thấy một ý hay, có thể nhân cơ hội này mà giúp cho nước nhà một việc lớn, ông liền tâu rằng: “Thần cũng nghĩ vậy, nhưng khốn nỗi, người đời có nghĩ thế đâu! Ngay như việc Thiên triều bắt dân tôi năm nay lại phải cống người vàng để trả “nợ Liễu Thăng” mà Liễu Thăng thì đã chết cách hơn 200 năm rồi. Chuyện cũ đã mờ, mà dân tôi hàng năm cũng vẫn còn chưa được Thiên triều xoá bỏ lệ cũ. Hơn nữa vua tôi nhà Lê có tội gì đâu mà hàng năm Thiên triều vẫn đòi lễ cống! Đó chẳng phải là một việc vô lý, trái với đạo lý và thể diện của Quốc vương tôi sao? Ngày nay, Thiên triều khuyên thần đừng thương nhớ người đã quá cố, thì thần cũng xin Thiên triều noi theo mệnh lớn mà từ nay miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống nữa. Đó chẳng phải là một việc tốt để gây lại mối giao hảo bền vững giữa hai nước láng giềng đó sao?”.
Trước lời tâu chân tình, lý lẽ đanh thép và đầy sức thuyết phục đó, vua Minh cũng tự thấy việc bắt dân An Nam hàng năm vẫn phải dâng lệ cống người vàng để trả “nợ Liễu Thăng” là vô lý, nên đã ra lệnh bãi bỏ lệ cống người vàng, và cũng từ đây hàng năm dân ta chấm dứt được cái việc “trả nợ Liễu Thăng” kéo dài từ thế kỷ thứ 15 đến lúc bấy giờ.
Thế rồi, thời gian trôi đi, thấm thoát đã được gần một năm nằm ở dịch xá, nhưng vẫn chưa được “Thiên triều” gọi vào yết kiến.
Một hôm, sau những ngày mưa rơi tầm tã, khí hậu ẩm thấp và rét buốt, nhân được buổi nắng ráo, ông Minh liền đem mũ áo và đồ văn thư nghiên bút ra phơi nắng. Tiện thể ông cởi áo, phanh ngực và bụng ra để sưởi nắng. Bọn cận thần của vua Minh thấy sứ giả An Nam có hành động lạ thường, bèn vào tâu với vua Minh, Minh Tông liền cho mời ông vào chầu và hỏi: “Sau những ngày mưa rét hôm nay trời nắng ấm, theo lệ thường là ngày vui vẻ của toàn dân, mọi người rủ nhau đi chơi ngắm cảnh, thưởng thức những ngày ấm áp trên đất Yên Kinh, sao sứ thần không đi đâu mà lại nằm phanh bụng ra phơi nắng là ngụ ý thế nào?”.
Ông Minh liền tâu: “Chẳng giấu gì Thiên triều, thần từ nhỏ vốn người ham đọc sách thánh hiền, học đâu nhớ đấy nên bao nhiêu bồ chữ trong thiên hạ, thần đã thu về để nằm im trong bụng. Từ ngày sang quý quốc, khí hậu ẩm thấp, thần sợ chữ sách thánh hiền lâu ngày không dùng đến sẽ bị mốc nên nhân ngày nắng ấm, thần vạch bụng ra phơi cho khỏi mốc chữ đó mà thôi!”.
Thấy tài ứng đối lanh lợi lại thông minh và thấy có nhiều điều lạ, biết ông Minh không phải là người thường nhưng để thử tài cao học rộng và trí thông minh của ông đến đâu, vua Minh liền phán: “Đã lâu nay Thiên triều được nghe tin khanh là bậc thông minh, tài giỏi, nhưng trẫm chưa có dịp tiếp kiến. Nay nhân ngày vui vẻ trẫm ra một vế câu đối, khanh thử đối lại xem sao. Rồi vua Minh liền đọc:
Đồng trụ chí kim dài dĩ lục
(Cột đồng trụ tới nay rêu đã xanh).
Trong vế ra, vua Minh cố ý nhắc lại chuyện Mã Viện nhà Đông Hán xưa kia sang đánh nước ta đã dựng một cột đồng trụ để bêu xấu, khinh miệt nhân dân ta.
Nghe xong, căm giận trước sự xúc phạm tới danh dự của dân tộc mình, không cần suy nghĩ lâu, ông kiêu hãnh và dõng dạc đọc luôn vế đối:
Đằng giang tự cổ huyết do hồng
(Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ)
Vế đối thật hoàn chỉnh, lời lẽ đanh thép và đầy khí phách anh hùng của người chiến thắng, cố ý muốn nhắc lại chuyện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) và Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông (1288) trên sông Bạch Đằng, để nhắc lại cái nhục của những quân xâm lược phương Bắc đã bao lần cướp nước Nam ta nhưng đều bị đánh cho tơi bời, tan tác.
Khiếp phục trước tài ứng đối, trí thông minh và lòng tự hào dân tộc của ông Minh, một phần uất ức trước việc sứ thần An Nam dám ngạo mạn nhắc lại cái nhục đi cướp nước của “Thiên triều”, bất chấp cả luật lệ bang giao, vua Minh liền nổi trận lôi đình hầm hầm nét mặt, quát tháo inh ỏi: “Sứ thần An Nam cố ý làm nhục Thiên triều, tội đáng xử trảm”, liền ra lệnh cho quân sĩ lấy trám đường gắn vào hai mắt và bịt miệng ông lại rồi cho mổ bụng ông xem “sứ thần An Nam to gan lớn mật đến chừng nào?”. Ngày ấy là ngày 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Ông Giang Văn Minh bị giết chết năm 57 tuổi.
Sau khi giết hại ông Minh, vua Minh liền sai người lấy thủy ngân hãm vết mổ, cho ông ngậm nhân sâm rồi cho vào quan tài đóng kín có hai lớp gỗ dày (trong quan ngoài quách) rồi trao trả cho sứ bộ mang thi hài ông về nước an táng.
Thế là phái bộ chưa hoàn thành được nhiệm vụ vua giao đã phải lên đường về nước. Sau gần 6 tháng ròng, phái bộ đã phải vượt qua bao nhiêu chặng đường vất vả mới mang được linh cữu ông Giang Văn Minh về đến quê hương và đợi tại quán Đồng Dưa (nay ở gần thôn Phụ Khang) chờ vua Lê và chúa Trịnh về làm lễ an táng.
Được tin sứ thần Giang Văn Minh đã chết một cách anh hùng, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng vô cùng thương tiếc. Đích thân vua Lê và chúa Trịnh đã về tận quê hương để dự lễ an táng ông. Đứng trước linh cữu vị sứ thần dũng cảm và thông minh, không chịu khuất phục trước uy vũ của quân thù để bảo vệ danh dự của Tổ quốc, vua Lê Thần Tông than rằng: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Tạm dịch: đi sứ không trái mệnh vua, không để nhục nước, xứng đáng anh hùng thiên cổ) và truy tặng ông “Công bộ tả thị lang Minh quận công”. Trong lời văn truy điệu ông, có đoạn viết:
“Thục bất hữu sinh
Sinh như công gia
Sinh ư khoa giáp
Kỳ sinh gia vinh
Thục bất hữu tử
Tử như công gia
Tử ư quốc sự
Kỳ tử do sinh”…
Tạm dịch:
Ai chẳng có sống
Sống mà như ông
Sống nơi khoa giáp
Sống là hiển vinh
Ai chẳng có chết
Chết mà như ông
Chết vì việc nước
Mất cũng như còn…
Lễ an táng ông thật là trọng thể. Thi hài ông được bà con mai táng tại xứ Gò Đõng, trước mặt khu đồi Văn miếu của tỉnh.
Hiện nay, ngôi mộ của ông vẫn còn và được bà con họ Giang xây bệ gạch tay ngai, xung quanh có tường hoa để bảo vệ. Còn ngôi quán, nơi làm lễ an táng ông, được nhân dân địa phương gọi là quán Giang để ghi nhớ sự tích của vị sứ thần khảng khái đã làm vẻ vang cho đất nước.
Một số hình ảnh đình làng Mông Phụ ( Trích từ http://dulich360.com.vn/).
"18 đạo sắc phong và một số cổ vật tại đình Mông Phụ (xã Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Tây) vừa bị mất cắp. Trong khi người ta ca tụng làng Việt cổ đá ong Đường Lâm và sự ca tụng đó được "hiện thực hóa" bằng một dự án 300 tỉ thì cái quý giá bậc nhất, thường được cảnh báo là dễ mất nhất, lại bị mất cứ như chuyện đùa...
Kẻ trộm đã lấy đi thứ quý nhất của các cụ là 18 đạo sắc phong (chỉ phần lại cho các cụ cái hộp rỗng). Theo tài liệu duy nhất mà ông Nguyễn Tùng và bà K. Nelly ghi lại trong cuốn Mông Phụ - một làng ở đồng bằng sông Hồng thì các đạo sắc phong này ca tụng công đức của thánh Tản Viên, mỗi sắc phong chỉ khác nhau một số chữ được thêm bớt. Tước "dực vấn tán trị thành hoàng" (ghi trong đó) thường được nhắc tới khi cúng tế". Cũng theo tài liệu này thì bản sắc phong cổ nhất có niên đại 1651. Nhưng chưa hết, khi đạo chích trở ra, thấy đôi kỳ lân sơn son thếp vàng nằm chầu trước thượng điện, chúng cũng bóc nốt. Đây là hai con linh vật mặt sư tử, vảy rồng, đuôi quặp như đuôi chó được làm bằng gỗ rất tinh xảo. Trong khi mọi người còn chưa hết tiếc nuối thì ai đó chợt phát hiện cả chiếc trúc bản cũng không cánh mà bay. Đó là chiếc giá đỡ để đặt bài văn tế lên khi hành lễ - bị lấy đi vì chân đế của nó được tạo tác hình đôi kỳ lân rất đẹp.
Khi cổ vật ở đình đã không còn nữa, người ta mới nhớ thêm thứ này thứ nọ bình thường vẫn ở đấy bây giờ đi đâu? Chiếc đỉnh đốt trầm bằng đồng, người thì bảo cả chiếc lư hương nhỏ nữa cũng trước có mà nay không có. May mắn nhất là đôi câu đối. Có người bảo chúng đã dỡ một đôi xuống chở ra ngoài, nhưng thấy cồng kềnh quá lại thôi. Và khi treo trả, bọn "vô đạo", và... vô học ấy đã treo ngược đôi câu đối, vế bên trái sang bên phải và ngược lại." (http://maivang.nld.com.vn/).
"Mông Phụ là một làng nông nghiệp thuần túy. Nguồn sống chính của dân làng vẫn là từ nghề làm ruộng. Mông Phụ và Phụ Khang là hai làng chủ yếu của HTX Nông nghiệp Đường Lâm. Làng cổ, nghề xưa truyền đời nên người dân Mông Phụ có trình độ canh tác, kinh nghiệm cao. Họ thật sự là những lão nông tri điền. Họ có thể giảng giải cho chúng ta một cách tường tận về những trải nghiệm và hiểu biết của mình về đất, nước, cây con và thời tiết, mùa vụ như một chuyên gia thực thụ.
Xưa, ở đây có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng đã trở thành phương ngôn:
Dưa hấu, dưa gang là làng Mông Phụ
Nước giếng Giang, khoai lang Đồng Bường.
Đàn bà con gái Mông Phụ không có vẻ đẹp thanh thoát của phụ nữ liễu yếu đào tơ mà họ có khuôn hình chắc khỏe của người con gái trong tranh Tố nữ và trong tác phẩm điêu khắc cổ dân gian. Mặt to, đầy đặn, lông mày dày, ánh mắt hiền hậu, vai rộng, ngực nở và tiếng nói ấm trầm. Đấy là những gì có thể nói về người con gái làng Mông Phụ. Những bà già Mông Phụ mặt vuông chữ điền, mũi to và cao, khiến người ta phải nghĩ rằng đây chắc là vợ hay con gái một ông quan nào đó.
Hy sinh và chịu đựng, chịu thương, chịu khó, nhưng người đàn bà thôn quê này rất hiền hậu, thương chồng yêu con rất mực. Và mỗi người đều mang sẵn trong mình cái mơ ước được “võng anh đi trước, võng nàng đi sau” trở thành bà Thám, bà Nghè, bà Cử. Nhiều người trong số họ được đáp đền xứng đáng.
Đặc biệt làng Mông Phụ có một người phụ nữ được tôn vinh là Hậu thần, được phối thờ cùng Thành hoàng. Đó là bà Giang Thị Thắng, chị gái của sứ thần Giang Văn Minh, một người phụ nữ thông minh, tài đức đã từng được vua vời vào kinh để làm Nhũ mẫu. Bà cùng với chồng là Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn (người làng Cam Thịnh) được tôn vinh là Thánh ông và Thánh bà ở đình làng Cam Thịnh, cùng xã. Hiện nay, ở trong đình làng Cam Thịnh còn giữ được một tấm bia lớn “Hậu thần bi ký” dựng năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1712) đời Lê Dụ Tông để ghi nhớ việc ông bà đã cúng 400 quan tiền và 2 mẫu ruộng “thượng đẳng điền” cho làng.
Bà Phan Thị Biên là cháu dâu và các bà Giang Thị Phương, Giang Thị Thưởng là chắt của Thám hoa Giang Văn Minh là những người hưng công và có đóng góp lớn trong việc xây dựng giếng làng được ghi tên trong bia “Tu lý bi ký”.
Ai có về Mông Phụ hôm nay hẳn sẽ cảm thấy rất sung sướng vì được sống trong một không gian Việt trong lành, thuần phác. Không gian ấy là không gian hòa quyện giữa núi xa và đồi gần, giữa ruộng lúa nước và nương khoai đồi, giữa cái bình thản của thế đất và cái san sát của xóm làng, sự hòa quyện của cổ và kim trong kiến trúc, quy hoạch và lối sống cộng đồng. Không gian ấy đích thực là một không gian văn hóa nhiều chiều. Chúng ta sẽ gặp ở đây nét văn hóa của làng xưa chuộng lễ nghĩa, trọng học và sự tiến bộ. Từ xa xưa đến nay, Mông Phụ vẫn cứ là đất mến khách. Đến đây, bạn sẽ được thỏa ước nguyện tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá cho dù bạn là người khó tính hoặc cầu toàn nhất. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng Mông Phụ như mách bảo cho bạn biết rằng bạn đã đến một làng văn hóa thực thụ. Làng văn hóa này không phải của riêng Sơn Tây, hay tỉnh Hà Tây mà là của cả nước.
Về với Mông Phụ, cho dù bạn không phải là người con của quê hương ấy thì khi cất bước chân đi bạn cũng sẽ thấy đây là một quê hương của bạn rồi. Vì rằng Mông Phụ có tất cả vẻ đẹp cổ truyền và vẹn nguyên của một làng văn hiến mà hồn của muôn xưa vẫn còn hiện diện đâu đây, trong giọng nói tiếng cười, trong nếp sinh hoạt của người dân hôm nay." ( tusach.thuvienkhoahoc.com).
"Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay. Vì vậy, chúng ta những thế hệ con cháu đi sau phải cố gắng tiếp bước những dấu chân của ông cha ta đi trước để lại, để cho một Đường Lâm không bao giờ mục nát mà nó sẽ trường tồn cùng thời gian."
"Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay. Vì vậy, chúng ta những thế hệ con cháu đi sau phải cố gắng tiếp bước những dấu chân của ông cha ta đi trước để lại, để cho một Đường Lâm không bao giờ mục nát mà nó sẽ trường tồn cùng thời gian."
Xin theo dõi tiếp bài 9. dienbatn.